Bệnh trên cây sầu riêng diễn biến phức tạp: bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng, bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng, bệnh thán thư trên cây sầu riêng

CÁC BỆNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG THƯỜNG GẶP NHẤT
1. BỆNH NẤM HỒNG TRÊN SẦU RIÊNG
Nấm bệnh hồng trên sầu riêng có thể tấn công trên tất cả các bộ phận của cây trồng nhưng thường tập trung chủ yếu ở các cành và lá cây sầu riêng. Nấm thường tạo một lớp tơ, nấm lúc đầu có màu vàng trắng đục sau đó chuyển sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây sầu riêng, nấm hút dinh dưỡng làm vỏ cành chỗ bị hại khô và rụng lá cả cành, cuối cùng làm cành chết khô. Mất cành và Nhánh sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái sầu riêng.

Để quản lý bệnh nấm hồng trên sầu riêng bà con cần cắt tỉ cành nhánh cho thông thoáng, các cành già yếu, vệ sinh và phun ngừa định kỳ đặt biệt vào thời tiết nóng ẩm.
Các sản phẩm để quản lý bệnh nấm hồng trên sầu riêng hiện nay có: Covil 110SC, Azofox 400SC, Super Kostin 300EC, Cotrihex 280SC,….Tuỳ vào điều kiện cây trồng và thời điểm mà bà con chọn những sản phẩm phù hợp.
2. BỆNH THÁN THƯ TRÊN SẦU RIÊNG
Bệnh thán thư khá phổ biến trên cây sầu riêng, vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá hay từ chóp lá lan dần vào trong phần phiến lá có màu nâu đậm. Bệnh này do nấm Phytophthora palmivora gây ra, bệnh hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả nhất là vào mùa mưa, vào những ngày trời lạnh, có ẩm độ cao vết bệnh điển hình là để lại các đường viền hình tròn có màu nâu đậm dọc hai gân chính. Thường bệnh xuất hiện trên cây kém phát triển, nhất là trong mùa nắng hay sau khi thu hoạch. Bệnh thán thư thường chỉ xuất hiện trên lá già. Ngoài ra bệnh thán thư còn gây hại trên bông và trái làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng cả trái sầu riêng.
Bệnh thường xuất hiện từ phần đích trái, ban đầu chỉ là một chấm nhỏ sau đó nhanh chóng lan rộng và ăn sâu vào cuống và thịt trái, khiến trái bị hỏng và có mùi hôi thối. Bệnh nặng thì thối cả quả và lây lan sang các quả khác.
Hoa bị bệnh tấn công có màu nâu đen vết bệnh hơi lõm xuống. Nấm tấn công trên 2 mảnh vỏ bao quanh hoa sầu riêng, sau đó lan dần vào trong phần cánh hoa và làm hoa thối và rụng đi.
Vì vậy đối với bệnh thán thư trên sầu riêng đặc biệt ở thời điểm mắt cua, bông và trái non bà con cần phun định kỳ để tránh bệnh phát triển và gây hại bằng các sản phẩm sau: Myfatop 325 SC, Azofox 400SC, Super Armor 700WP, Claefugi 750WP.
Tất cả sản phẩm trên bà con đều có thể tìm kiếm trên trang website của Công Ty Mạnh Nông


3. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA( NỨT THÂN XÌ MỦ)
Đây là bệnh hại rất quan trọng trên sầu riêng. Tác nhân do nấm Phytophthora Palmivora gây hại, nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước, trong các bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng. Nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây biến thành màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao của cây sầu riêng.
Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa và dễ dàng gây hại trong các vườn trồng dày có tán lá rậm rạp, chăm sóc kém.
Bệnh này nếu không sớm phát hiện và trị đúng các sẽ dẫn đế khô cành, khô cây hoặc mất sức, cần tốn thời gian phục hồi hoặc trồng cây mới.

Việc canh tác đúng mật độ, hạn chế lạm dụng phân bón, đặc biệt các dòng dinh dưỡng tưới dạng đạm cao hiện nay là một trong những nguy cơ phát bệnh cao. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả bà con ngoài việc bổ sung dinh dưỡng là các dòng hữu cơ viên, hữu cơ bột, phân chuồng oai mục cho vườn nhà mình, thì việc rửa rể, kiểm soát pH đất cũng là việc cần lưu ý.
Đối với phân hữu cơ bà con nên sử dụng sản phẩm OM Cả Mau Rich 70% để bón cho vườn định kỳ 1-2 tháng 1 lần.
Đối với bệnh thì bà con nên sử dụng Newcozed 80WP, Azofox 400SC, Super Kostin 300EC, Co-mancy 72WP, ….. để phun ngừa hoặc quét lên vết bệnh
Tất cả sản phẩm trên bà con đều có thể tìm kiếm trên trang website của Công Ty Mạnh Nông
4. BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN
Đây là bệnh khá quan trọng cho cây sầu riêng ở cả giai đoạn vườn ươm và cây trưởng thành. Vết bệnh xuất hiện ban đầu là những đốm màu nâu sũng nước, sau đó lan rộng dọc theo hai mép lá làm cho lá không phát triển được và co dúm lại cuối cùng lá khô và rụng, cành non cũng khô dần và chết cả cây. Trên cây trưởng thành bị nhiễm làm lá non bị khô và rụng; chết ngọn, cành và nhánh nhỏ, ảnh hưởng rất lớn tới năng suất. Thường bệnh xuất hiện và phát triển mạnh trong mùa mưa.

Lá là bộ phận rất quan trọng của cây, ảnh hướng đến quá trình quang hợp và phát triển của cây. Lá yếu hoặc mất lá làm cây sinh trưởng chậm, quá trình phục hồi lá cũng khá tốn thời gian, do để tạo một cơi đọt hoặc lá cần tốn thời gian 1-2 tháng. Đặc biệt quá trình nuôi trái lá có vai trò rất quan trọng trong việc tổng hợp đường bộ cho trái. Nên trên cây sầu riêng giữ và dưỡng cơi được bà con rất chú trọng. Để quản lý bệnh Cháy Lá Chết Ngọn bà con nên sử dụng sản phẩm Covil 110SC, Super Kostin 300EC, Newcozed 800WP, Super Armor 700WP, Azofox 400SC,…. Để phòng và trị bệnh.
Tất cả sản phẩm trên bà con đều có thể tìm kiếm trên trang website của Công Ty Mạnh Nông
CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP MẠNH NÔNG
🌐Website: www.manhnong.com
🌐Facebook: Công ty TNHH Nông Nghiệp Mạnh Nông
☎️ Hotline: 029.2223.79.79 – Zalo: 0886.09.22.33
🎶Tiktok: @manhnongcomany
▶️Youtube: Mạnh Nông Company
Mạnh Nông – Mạnh giống khỏe đồng, nâng đỡ nhà nông!